Random Post

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Sơ cứu nhanh khi điện thoại bị rơi vào nước và điều cần tránh

Điện thoại trong thời đại hiện nay trở thành công cụ quan trọng hàng đầu giúp mọi người kết nối liên lạc với nhau và cập nhật các thông tin mới nhất qua internet. Tuy nhiên, vì một lý do nào đấy mà bạn lỡ tay làm rơi chiếc điện thoại vào nước hay chỉ đơn giản là bạn cùng nó vượt qua một cơn mưa rào...

Đối với một số điện thoại cao cấp hiện nay đã được trang bị tính năng chống nước như Sony Xperia Z, ZR hoặc Samsung Galaxy S4 thì việc dính nước không quá là điều đáng sợ, thậm chí có người còn thường xuyên "rửa" điện thoại của mình cho "khỏi bụi".

Tuy nhiên, với đa phần các dòng phổ thông hiện nay, nước vẫn là cơn ác mộng. Việc dính nước là lỗi của người dùng, do đó hầu hết các nhà sản xuất đều không bảo hành cho lỗi dính nước. Bởi vậy, khi đứng trước những hoàn cảnh nói trên, đa phần nạn nhân đều xác định tinh thần chia tay với chú “dế” cũ và chuẩn bị sẵn sàng để tậu về một em “mô-bai” mới cứng.

Sơ cứu nhanh khi điện thoại bị rơi vào nước và điều cần tránh

Tuy nhiên, đối với những chiếc smartphone chứa nhiều thông tin quan trọng hay có danh bạ số điện thoại làm ăn, bạn cần tìm mọi cách để cứu được nó - Vậy giải pháp nào cho bạn ? Hãy nhớ những lời khuyên sau đây để sơ cứu nhanh cho chiếc điện thoại bị dính nước khi mà chưa thể đem máy đến trung tâm bảo hành cấp cứu ngay được, bài viết cũng đề cập tới một số hành động mà bạn nên tránh làm nếu không muốn phá hỏng hoàn toàn thiết bị của bạn.
Hãy nhớ kỹ từng bước và đừng hoảng loạn, bạn sẽ có thể làm chủ tình huống và hành động tốt hơn chỉ khi bạn điều khiển được cảm xúc của mình, trong trường hợp này, sự mất bình tĩnh và làm liều của bạn chỉ có tác dụng ngược lại. 

Những điều TUYỆT ĐỐI tránh khi xử lý diện thoại dính nước

Hành động cấm 1. Hong khô điện thoại bằng máy sấy, lò vi sóng, ...

Phương pháp này được rất nhiều người tin tưởng vì nghĩ hơi nóng từ máy sấy tóc, lò vi sóng hay đặt dưới ánh nắng mặt trời, bóng đèn dây tóc sẽ làm bay hơi nước giúp cho chiếc điện thoại mau khô. Tuy nhiên, dù phương pháp này có thể sẽ giúp làm bốc hơi tất cả hơi nước còn đọng lại trong máy, nhưng nhiệt độ cao cũng là con dao hai lưỡi với điện thoại, máy cũng có thể bị nguy cơ quá nóng làm hư linh kiện bên trong và chảy các mối hàn ở trong bảng mạch.

Điều cấm kỵ là làm khô điện thoại bằng máy sấy hay lò vi sóng
Lau khô bằng máy sấy là điều tối kỵ, nhất là điện thoại dùng pin Li-ion

Mặt khác nguy hiểm hơn đó là loại Pin Lithium-ionLi-ion - Loại pin rất phổ biến trong các dòng điện thoại hiện nay ) rất nhạy cảm với nhiệt và có thể bị nổ. Chắc hẳn các bạn không quên các vụ nổ đau thương liên quan tới điện thoại thông minh và chiếc sạc "dởm" chứ.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét